Sưng mí mắt dưới là tình trạng phổ biến, có thể xuất phát từ mệt mỏi, dị ứng hoặc vấn đề sức khỏe của chúng ta. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Sưng mí mắt dưới là một vấn đề phổ biến mà nhiều người mắc phải. Tình trạng này không chỉ gây ra sự bất tiện về mặt thẩm mỹ mà còn có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân bị sự sưng mí dưới và những biện pháp khắc phục hiệu quả.
Bị sưng mắt dưới là bệnh gì?
Sưng mí mắt dưới là hiện tượng mí mắt ở phía dưới bị phình to do nhiều nguyên nhân khác nhau và mức độ ảnh hưởng của tình trạng này đến cuộc sống phụ thuộc vào mức độ sưng và đau.
Sưng mí mắt dưới thường đi kèm với các triệu chứng như mí mắt dưới bị đỏ, đau mí mắt dưới, cảm giác ngứa ngáy, nóng rát và có thể gây khó khăn trong việc nhìn. Trong trường hợp nặng, nó có thể làm bệnh nhân không mở được hết mắt.
Sưng mí mắt dưới và đau là bệnh gì?
Nguyên nhân nào gây ra sưng mắt dưới?
Bệnh sưng mắt dưới hay viêm bọng mắt dưới thường khiến bạn cảm thấy không thoải mái và tự ti về diện mạo của mình. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, trước hết, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra nó. Dưới đây là một số nguyên nhân bị sưng mí mắt dưới phổ biến có thể bạn chưa biết:
Dị ứng: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của sự sưng mí mắt dưới là dị ứng. Tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi, hoá chất trong mỹ phẩm hoặc kem dưỡng da có thể gây ra phản ứng dị ứng ở khu vực mắt, làm cho mắt sưng mí dưới.
Mất ngủ: Thiếu ngủ có thể làm cho mạch máu chảy chậm hơn, làm tăng lượng nước trong cơ thể, bao gồm cả khu vực xung quanh mắt. Điều này có thể dẫn đến sự sưng mí mắt dưới vào buổi sáng sau khi thức dậy.
Căng thẳng và mệt mỏi: Căng thẳng và mệt mỏi có thể làm cho cơ thể sản sinh cortisol - một hormone gây sưng. Khi cơ thể chịu căng thẳng, các mạch máu có thể bị co lại, dẫn đến sự sưng mí mắt dưới.
Khóc: Khóc có thể gây tăng lượng máu đến các mô xung quanh mắt, đồng thời làm vỡ các mao mạch, gây đỏ và sưng mí mắt dưới. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho bạn có thể bị sưng bọng mắt dưới và ngứa sau khi ngủ dậy hoặc khi bạn đã khóc suốt đêm
Nguyên nhân mắt dưới bị sưng
Các bệnh lý khác:
- Lẹo mắt: Do nhiễm trùng tuyến ở chân lông mi hoặc tuyến dầu, gây sưng, đau và có thể lan sang mi khác.
- Chắp mắt: U hạt mãn tính gây sưng, đỏ, và đau, có thể khỏi sau vài tháng điều trị.
- Viêm mô tế bào hốc mắt: Gây sưng và đau, dễ lây lan.
- Bệnh Grave: Tuyến giáp hoạt động quá mức, gây sưng viêm mí mắt và triệu chứng khác: mất ngủ, run tay, đổ mồ hôi,...
- Bệnh herpes mắt: Gây sưng, đỏ, và mụn nhỏ, đặc biệt phổ biến ở trẻ em.
- Viêm mí mắt: Do vi khuẩn gây nên, làm cho mí mắt dưới bị sưng và đau.
- Tắc tuyến lệ: Gây đỏ và đau, thường không nguy hiểm.- Đau mắt đỏ: Triệu chứng bao gồm mắt đỏ, ngứa, và sưng đau.
Mí dưới mắt bị sưng đỏ là do đâu?
Biện pháp phòng ngừa bệnh sưng mi mắt dưới
Để phòng tránh bệnh mí mắt dưới bị sưng, mi mắt dưới bị đỏ, hoặc các tình trạng sưng đau mí mắt dưới có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng cho mắt như bụi, ô nhiễm bằng cách đeo kính khi ra ngoài và lựa chọn đồ trang điểm, dưỡng da an toàn. Nên thử sản phẩm trước khi sử dụng.
- Nếu sử dụng kính áp tròng, hãy đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
- Tránh dụi mắt và hạn chế việc đụng chạm lên mắt.
- Đảm bảo mắt được nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung dinh dưỡng cho mắt thông qua việc ăn các loại thực phẩm có lợi.
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ cho mắt và cơ thể để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề liên quan đến sức khỏe mắt.
Mắt bị sưng mí dưới phải làm sao?
Đối với bệnh nhân gặp tình trạng sưng dưới mắt do bị dị ứng, khóc hoặc bị căng thẳng, stress,... để giảm sưng mắt bạn có thể thử một số cách trị sưng mí mắt dưới tại nhà như:
Nghỉ ngơi đủ giấc: Hạn chế thời gian làm việc trước máy tính và điều chỉnh thói quen ngủ để có giấc ngủ đủ và sâu.
Chườm lạnh: Đặt gói lạnh hoặc miếng lạnh gói trong khăn mỏng lên mí mắt sưng khoảng 10-15 phút để giảm viêm và sưng.
Thực hiện massage nhẹ nhàng: Sử dụng đầu ngón tay vỗ nhẹ vào vùng mí mắt dưới để kích thích tuần hoàn máu và giảm sưng.
Đối với những trường hợp khác, bệnh nhân nên được thăm khám kiểm tra mắt. Dựa vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.
- Nếu người bệnh bị chắp hoặc lẹo, bạn có thể dùng gạc nhúng nước ấm rồi đắp để giảm đau nhức và chờ cho nốt chắp, lẹo tự vỡ. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc mỡ bôi trị lẹo, chắp tại nhà.
- Các tình trạng đau mắt đỏ hoặc Herpes mắt, trong những trường hợp nặng, có thể dùng thuốc nhỏ mắt natri clorid 0.9%, thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus Herpes.
- Trong trường hợp có các triệu chứng của bệnh Grave, bạn nên khám xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị.
Nếu tình trạng dưới mắt bị sưng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn có thể đến Trung tâm Mắt Quốc tế Sunshine để được tư vấn và thăm khám kịp thời.
Khi đến đây, bạn sẽ được khám và điều trị bởi đội ngũ y bác sĩ hàng đầu, kinh nghiệm dày dặn cùng trang thiết bị hiện đại sẽ đưa ra các phương pháp tân tiến nhất. Các dịch vụ tại Trung tâm Mắt Quốc tế Sunshine bao gồm:
- Khám tổng quát mắt, tư vấn chăm sóc mắt
- Phẫu thuật điều trị các bệnh về mắt
- Thẩm mỹ tạo hình mắt
- Đo kính, cắt kính
Để biết thêm chi tiết, bạn vui lòng truy cập
TẠI ĐÂY nhé!
Kết luận
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến và biện pháp khắc phục cho tình trạng sưng mí mắt dưới. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc diễn biến phức tạp, việc thăm bác sĩ chuyên khoa là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe mắt và làn da của bạn.